Phân Biệt Chào Mào Trống Mái Cho Người Mới Cực Đơn Giản

phân biệt chào mào trống mái

Với vẻ ngoài hấp dẫn, tiếng hót hay và khả năng bắt chước âm thanh đặc sắc, chào mào là  loài chim cảnh được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên để phân biệt chào mào trống mái không phải là điều đơn giản đối với những người mới bắt đầu nuôi chim. Bài viết này, Sinh Vật 24H sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm hữu ích giúp bạn dễ dàng phân biệt chào mào trống mái dựa trên các đặc điểm ngoại hình của chúng.

Giới thiệu chung về chim Chào Mào

phân biệt chào mào trống mái
phân biệt chào mào trống mái

Ngoại hình

Chim Chào Mào có một số đặc điểm nổi bật như sau: chúng có hai má màu trắng, mào đầu lớn đứng thẳng, và phía trên má trắng là vùng má màu đỏ.

Ở Việt Nam, loài chim này được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền như Chào Mào mũ, Hoành Hoạch Mồng, Chào Mào đá… Tuy nhiên, tên gọi “Chào Mào” vẫn được sử dụng phổ biến và được nhiều người dùng nhất.

Tập tính sống

Chào Mào thường sống thành đàn và thường cư trú tại những nơi có nhiều cây cao, gần khu dân cư. Trong mùa sinh sản, chúng thường xây tổ trên những cây cao với tán lá thưa.

Trong tự nhiên, tuổi thọ trung bình của chim Chào Mào dao động từ 10 đến 11 năm. Tuy nhiên, khi được chăm sóc tốt trong môi trường nuôi nhốt, Chào Mào có thể sống lâu hơn nhiều so với tuổi thọ tự nhiên.

ĐỌC THÊM:  Nguyên Nhân Chim Bị Trúng Gió Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tập tính sinh sản

Về sinh sản, chim Chào Mào thường bắt đầu vào mùa từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Ban đầu, chúng chỉ sống ở miền nam Ấn Độ, nhưng từ khoảng giữa tháng 3 đến tháng 10, chúng di chuyển đến miền bắc Ấn Độ. Một cặp chim Chào Mào có thể sinh sản đến 2 lần trong một năm.

Trong mùa sinh sản, chim Chào Mào thường có biểu hiện cúi đầu, đuôi nhấm lên và cánh rũ xuống, là hành động “ve vãn bạn tình” của chim cái. Chúng thường xây tổ dạng cốc trên các cành cây cao và thưa. Nguyên liệu làm tổ rất đa dạng, từ giấy, nilon, rễ cây, vỏ cây đến rơm rạ. Trung bình mỗi tổ có từ 2 đến 3 quả trứng. Trứng chim Chào Mào có màu kem nhạt và có các đốm nâu nhạt xen kẽ quanh.

Mỗi quả trứng có chiều dài khoảng 20mm và chiều rộng khoảng 15mm. Trứng sẽ nở sau khoảng 12 ngày, và cả bố lẫn mẹ chim Chào Mào đều thay phiên nhau ấp trứng và nuôi con. Hàng ngày, chim cha và mẹ sẽ chăm sóc con bằng cách săn sâu bướm và côn trùng để mang về cho chim non.

Những cách phân biệt chào mào trống mái

Phân biệt chào mào trống mái qua giọng hót

phân biệt chào mào trống mái
phân biệt chào mào trống mái

Đây là cách phân biệt chào mào trống mái chính xác và dễ nhận biết nhất khi có chim chào mào mồi. Khi bẫy chim bằng cách bẫy đấu, nếu con chim nào lao vào đánh nhau với chim mồi và có tiếng xổ bọng từ 5 đến 7 âm thì đó là chào mào trống. Giọng của chào mào trống thường to, vang, gắt và thay đổi nhiều âm điệu khác nhau như quýt quýt wùwiu quýt wìu hoặc quýt wu wiu wiu quýt wi wìu. Khi đến âm cuối, chúng thường gắt và cao lên.

ĐỌC THÊM:  Bật Mí 4 Cách Thuần Chào Mào Nhanh Dạn Người Hiệu Quả

Ngược lại, chim chào mào mái chỉ xổ bọng từ 3 đến 4 âm (cá biệt có con xổ tới 5 âm nhưng rất hiếm). Thường thì giọng của chúng không cao gắt như chim trống, các âm thường thấy là quýt wu wiuuuu, huýt huýt hiu, huýt hù hiu…, và âm cuối của chúng nhỏ và kéo dài.

Cách nhận biết chim chào mào đực mái qua ngoại hình

phân biệt chào mào trống mái
phân biệt chào mào trống mái

Đối với chim trống

Đầu: Chim Chào Mào trống thường có đầu to hơn so với chim mái.

Mắt: Đặc trưng nổi bật nhất mắt là thường bị méo gần mì, ánh mắt chào mào trống thường hung dữ và tinh anh hơn so với chim mái.

Má đỏ: Má chim trống thường có kích thước lớn hơn.

Mỏ: Mỏ chim trống thường ngắn và cong.

Lông cổ: Chim trống thường có một số lông tơ trên cổ, trong khi chim mái hầu như không có.

Tổng quan: Chim trống thường to hơn, có ngoại hình hung dữ và nhanh nhẹn hơn chim mái.

Đối với chim mái

Đầu: Chim Chào Mào mái thường có đầu nhỏ hơn và tròn hơn so với chim trống.

Mắt: Đặc điểm nổi bật là mắt chim mái thường không bị méo gần miệng như chim trống, và có ánh mắt thường dịu hơn so với chim trống.

Má đỏ: Má của chim mái thường nhỏ hơn so với chim trống, nhưng từng loài có sự khác biệt nên đặc điểm này khó để phân biệt rõ ràng.

Mỏ: Mỏ của chim mái thường dài hơn và không cong như chim trống.

ĐỌC THÊM:  Bí Quyết Nuôi Chào Mao Sinh Sản Đơn Giản Thành Công 100%

Lông cổ: Chim mái thường không có các sợi lông tơ phất phơ sau cổ như chim trống.

Phân biệt chào mào trống mái bằng cách nhìn qua lông

phân biệt chào mào trống mái
phân biệt chào mào trống mái

Chào mào trống

Lông má dài khoảng từ 83 đến 91 mm, có màu đỏ và dày.

Lông mào phía sau đuôi dài, thường có khoảng từ 1 đến 3 sợi dài hơn so với lông thường.

Lông đuôi dài, gồm 12 cọng lông.

Chào mào mái

Lông má của chim chào mào mái có màu đỏ tươi và ngắn.

Lông mào phía sau đuôi ngắn hơn so với chim trống.

Lông đuôi ngắn, bao gồm 10 cọng lông.

Chim mái có lông mềm mịn.

Phân biệt chào mào trống mái bằng cách cầm trên tay

phân biệt chào mào trống mái
phân biệt chào mào trống mái

Bạn nên cầm nhẹ con chim trên tay và hơi thả lỏng tay để phần bụng của chim hướng xuống đất. Sau đó, đột ngột lật ngược chim chào mào lên 180 độ sao cho bụng chim hướng lên trời và quan sát kỹ.

Chim chào mào trống: Thường sẽ rướn đầu ra phía trước và lông đuôi sẽ xòe rộng.

Chim chào mào mái: Chim mái thường rụt đầu vào một chút, lông đuôi không xòe ra và giữ nguyên như bình thường.

Nếu đó là chim trống, bạn sẽ thấy chúng rướn đầu ra và lông đuôi xòe rộng. Các chim mái thường có đầu rụt và lông đuôi vẫn giữ nguyên trạng thái. Bạn có thể thực hiện lại vài lần để chắc chắn trước khi quyết định mua. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không gây tổn thương hoặc làm chim bay mất.

Kết luận

Để lựa chọn được những chú chim chào mào ưng ý cho bộ sưu tập của mình, việc phân biệt chào mào trống mái là bước đầu tiên quan trọng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này, Sinh Vật 24H sẽ giúp bạn hiểu thêm về loài chim đặc biệt này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *